LỚP 12A5 - TỨ KỲ HẢI DƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TIN TỨC CẬP NHẬT

Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!"

4 posters

Go down

Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!" Empty Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!"

Bài gửi by nguoihaichanbka1991 3/1/2010, 2:00 pm

Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!"
03/01/2010 09:48:17

- Nhược điểm của nền giáo dục của Việt Nam hiện nay là cung nhiều hơn cầu. Chất lượng giáo dục không được cải thiện do thiếu sự cạnh tranh. Trong khi đó ưu điểm lớn nhất của giáo dục Việt Nam chính là sự "tôn sư trọng đạo". Đó là những nội dung chính của cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Nguyễn Thị Thanh Phượng - Trưởng đại diện Quỹ Du học VEF của Quốc hội Mỹ tại Việt Nam.

Trường uy tín cần sinh viên giỏi

Chất lượng học sinh du học hiện nay ra sao?

Để dành được học bổng du học của VEF thì phải qua các quy trình gắt gao, thường du học sinh là các bạn rất giỏi. Những bạn đi học đều rất thành công. Vì thế sinh viên Việt Nam được đánh giá cao ở các trường ĐH Mỹ.

Các trường đó được lợi gì khi đón nhận sinh viên của mình?

Có chứ. Các bạn này là sinh viên xuất sắc. Ở Mỹ, các trường có uy tín rất cần những sinh viên giỏi. Chính những sinh viên này sẽ góp phần tạo nên danh tiếng của trường. Để tìm được sinh viên giỏi thì họ phải trao học bổng.

Trong khi đó, quy trình của VEF đã giúp cho họ chọn được những sinh viên Việt Nam rất giỏi. Vậy là họ không mất công, chi phí tuyển chọn và cũng chỉ phải chi trả một phần kinh phí đào tạo. Hai bên cùng có lợi. Sinh viên được trường tốt nhận. Kinh phí của quỹ mình cũng giảm bớt gánh nặng do nhà trường chấp nhận trả học bổng để được nhận sinh viên giỏi.


Tình trạng "xin - cho" là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Vậy có chuyện chạy chọt xin xỏ gì để được học bổng của VEF không?

Không bao giờ có chuyện đó. Không có một ảnh hưởng nào can thiệp vào chất lượng tuyển chọn. Vì thế mà chất lượng sinh viên của VEF luôn rất tốt.

Ngăn chặn "chảy máu chất xám" bằng chính sách hơn là mệnh lệnh

Chị tiếp xúc với du học sinh nhiều, chị thấy những quy định về du học sinh hiện nay có điều gì bất cập không?

Có một số quy định như du học sinh phải đóng thuế, bắt quay về đối với những trường hợp tự túc... Những quy định này đã gây ra nhiều tranh cãi.

Nếu nó bất hợp lý vậy, theo chị tại sao người ta vẫn đề ra những quyết định đó?

Các nhà quản lý muốn ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám. Chủ đề này cũng đang rất được xã hội quan tâm.

Đặt địa vị tôi vào nhà quản lý tôi cũng sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn sự chảy máu chất xám.

Vậy việc phản ứng của các bạn du học sinh liệu có chính đáng không, khi những biện pháp đó chỉ với mong muốn họ học xong trở về phục vụ cho Tổ quốc?

Tôi nghĩ là việc đóng góp cho quê hương thì ở đâu, trái tim và tấm lòng vẫn dành cho Tổ quốc là được. Chính sách phải làm thế nào để người ta tự cảm thấy cần phải về nước.

Có phải vì làm công tác du học mà chị "ủng hộ" chảy máu chất xám?

Tôi không ủng hộ việc chảy máu chất xám. Chính vì vậy mà một trong những điều kiện của VEF là sau khi học xong phải quay trở về phục vụ đất nước ít nhất là 2 năm. Đất nước mình rất cần nhân tài. Nhưng nếu bắt người ta ở trong nước mà người ta không làm gì cho đất nước thì cũng không có tác dụng gì.

Đã có sinh viên nào của VEF góp phần vào việc làm chảy máu chất xám chưa?

Chúng tôi đã đưa đi 306 sinh viên thì có 82 người đã tốt nghiệp. Thế nhưng chưa có một trường hợp nào ở lại bất hợp pháp.

Chị là người Việt Nam làm trong một tổ chức giáo dục Hoa Kỳ, có ai đó nói với chị rằng chị đang tiếp tay cho vấn đề chảy máu chất xám của Việt Nam không?

Mình không biết có ai nói không. Nhưng mình là người Việt Nam. Mọi cái mình chỉ ủng hộ Việt Nam thôi. Có cơ hội đi du học thì mình muốn đem cơ hội đó cho nhiều bạn trẻ Việt Nam. Mình thích được chia sẻ và động viên các bạn có mơ ước. Và chuẩn bị để thực hiện mơ ước đó.

Trường quốc tế và trường đẳng cấp quốc tế

Tôi thì luôn nghĩ rằng người ta làm việc gì đó cũng phải có mục đích. Và trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay thì mục cuối cùng bao giờ cũng gắn liền với kinh tế. Vậy mục đích VEF trả tiền cho sinh viên Việt Nam đi du học là gì?

Là tăng cường mối quan hệ giữa hai quốc gia Mỹ - Việt thông qua trao đổi giáo dục. Qua đó giúp sự hiểu biết của hai phía tốt hơn, tăng cường hiểu biết giữa hai bên.

Tôi thấy nghi ngờ điều đó. Tôi cho rằng họ phải được lợi gì đó. Ít nhiều thì họ sử dụng được chất xám của những sinh viên giỏi đó trong một thời gian. Đó có phải là cách khéo để mua chất xám của nước ngoài?

Tôi nghĩ rằng trong quá trình học tập tại nước bạn, sinh viên của ta phải có các nghiên cứu, phải tạo ra cái mới, viết luận án... là chuyện đương nhiên.

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, tình cảm của sinh viên Việt Nam dành cho nước sở tại tăng lên là điều khó tránh khỏi. Các GS Mỹ khi sang giảng dạy ở Việt Nam cũng nói với tôi như vậy. Họ bị Việt Nam lôi cuốn, thu hút. Khi đã tới Việt Nam rồi là cứ muốn đến nhiều lần nữa.

Chị có quan tâm đến nền giáo dục của Việt Nam không?

Có chứ.

Chị đánh giá thế nào về các trường quốc tế ở Việt Nam?

Mình biết có một số trường thành lập nghiêm túc. Họ muốn thành lập trường có chất lượng để đào tạo các chương trình tốt cho Việt Nam.

Tôi đã nói chuyện với nhiều nhà khoa học về chất lượng các trường quốc tế ở Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng những trường này hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Giá cả thì đắt mà chất lượng giáo viên lại thấp, kể cả giáo viên ngoại?

Mình phải phân biệt. Trường quốc tế là trường có sự tham gia của người nước ngoài và trường có đẳng cấp quốc tế là hai phạm trù khác nhau.

Vậy theo chị có thể gọi những trường có sự tham gia của người nước ngoài là "treo đầu dê bán thịt chó" được không?

Nói thế tôi e là vơ đũa cả nắm. Trong số những trường này cũng có trường làm tốt. Nếu trường nào làm không tốt thì họ đã đóng cửa chạy về nước. Quan trọng là các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về trường đó trước khi cho con theo học.

Tìm hiểu bằng cách nào khi mà họ muốn bưng bít?

Mình đến tận nơi. Xem qua chương trình đào tạo của họ. Ở Việt Nam có một số tổ chức tư vấn giáo dục miễn phí cho những người không có thông tin giáo dục.

Ở Mỹ thì đơn giản hơn vì các trường được kiểm định chất lượng nghĩa là đã đạt tiêu chuẩn. Các trường cạnh tranh với nhau để có được chất lượng sinh viên đầu vào tốt. Còn ở Việt Nam thì dù có nâng cao hay không nâng cao chất lượng giáo dục cũng vẫn có sinh viên. Do vậy mà chất lượng giáo dục bị kìm hãm.

Vậy theo chị đâu là lý do của bất cập đó?

Vì cầu quá lớn so với cung. Tuy nhiên trong guồng quay chung đó của nền giáo dục Việt Nam thì không phải toàn bộ các trường đều chấp nhận như vậy. Đã có rất nhiều trường cạnh tranh bằng chất lượng giáo dục để thu hút được những học sinh, sinh viên giỏi đến với họ.


Ưu điểm của giáo dục Việt Nam là tôn sư trọng đạo

Tôi tò mò một chút là chị học ở Việt Nam đến bậc nào?

Tôi học hết thạc sĩ.

Đã từng học ở trong nước và nước ngoài, chị thấy ưu điểm lớn nhất của giáo dục Việt Nam là gì?

(Nghĩ khá lâu rồi cười) Tôi nghĩ đó là sự tôn sư trọng đạo. Ở Việt Nam, sự tôn trọng thầy cô thể hiện rất tốt. Đó là một điều rất quý ở Việt Nam. Điều đó không được thể hiện ở các nước có nền giáo dục phát triển.

Vâng. Có lẽ chị đúng về điều đó. Nhưng thật tiếc vì tôi thấy rằng ưu điểm đó không quyết định chất lượng giáo dục. Xin cảm ơn chị về buổi trò chuyện này.

TS Nguyễn Thị Thanh Phượng hiện đang là Trưởng đại diện của Quỹ Du học VEF của Quốc hội Mỹ. TS Thanh Phượng sinh ra trong gia đình ba mẹ đều là giáo viên.

Chị tốt nghiệp cử nhân ĐH KHXHNV TP.HCM năm 1988. Sau tốt nghiệp, chị đi làm nhiều nơi, sau đó quay về giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHKHXHNV TP.HCM. Chị học chương trình tiến sĩ ở Mỹ chuyên ngành quản trị doanh nghiệp đại học vừa bằng tiền túi vừa bằng học bổng.
nguoihaichanbka1991
nguoihaichanbka1991
A5 FAMILY
A5 FAMILY

Tổng số bài gửi : 134
Join date : 25/12/2009
Age : 37
Đến từ : DHBK Ha Noi

Về Đầu Trang Go down

Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!" Empty Re: Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!"

Bài gửi by Tan_Max 3/1/2010, 3:39 pm

_Do.c Nhie^`u _Dau Ma('t Qu'e
HeHe Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!" Icon_bounce
Tan_Max
Tan_Max
A5 FAMILY
A5 FAMILY

Tổng số bài gửi : 511
Join date : 29/12/2009
Age : 33
Đến từ : Hu*ng -DA.o

Về Đầu Trang Go down

Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!" Empty Re: Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!"

Bài gửi by pkt_zz 4/1/2010, 7:15 pm

Thuc sự mình kết nhất là học sinh VN rất tôn sư trọng đạo. Và đúng là như vậy, mình nè...
pkt_zz
pkt_zz
THƯỢNG TƯỚNG V
THƯỢNG TƯỚNG V

Tổng số bài gửi : 1029
Join date : 15/12/2009
Age : 32
Đến từ : MẠC XÁ-QUANG PHỤC

https://lop12a5thpttk-0609.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!" Empty Re: Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!"

Bài gửi by Hung.r0se 6/1/2010, 4:11 pm

Ton su trong dao???
khong co dau
May chua chung kien canh hoc sinh danh thay giao dau
ngoan thi sau tiet hoc cung chui thay giao...
co nhung truong hop thay giao vua ra khoi lop bi tao ba'n nit vao mong ke't DE'T 1 phat nhu ong Binh ngu ay!
he he he Twisted Evil
Hung.r0se
Hung.r0se
ĐẠI ÚY IV
ĐẠI ÚY IV

Tổng số bài gửi : 171
Join date : 01/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!" Empty Re: Nên chặn chảy máu chất xám bằng chính sách!"

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết