LỚP 12A5 - TỨ KỲ HẢI DƯƠNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TIN TỨC CẬP NHẬT

Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS thế giới tổng hợp được

Go down

Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được Empty Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS thế giới tổng hợp được

Bài gửi by pkt_zz 13/1/2010, 5:52 am

CHUYÊN ĐỀ VỀ MÁY BAY TIÊM KÍCH CHIẾN LƯỢC MIG-31
Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được Huy-Mig31

Nhập đề

Gần đây, trên các trang cá nhân và mạng cộng đồng trực tuyến tiếng Việt bàn luận về vũ khí lại rộ lên những thông tin thiếu chính xác và sai lệch do một số dịch giả nghiệp dư viết về loại máy bay tiêm kích Mig-31 trang bị trong các đơn vị tiêm kích phòng không của Liên Xô và Nga. Những thông tin hỗn độn từ việc coi máy bay Mig-31 là siêu tiêm kích huyền thoại, là vua của các vị vua, tới việc suy diễn vô căn cứ cho nó có vô số các tính năng chiến đấu có thể chống lại máy bay tiêm kích tàng hình F-22, một mặt thể hiện sự thiếu kiến thức khoa học kĩ thuật quân sự cũng như lịch sử trang bị vũ khí của tác giả, mặt khác tiếp tay cho các học giả không chuyên toàn cầu dẫn dắt tầng lớp độc giả bình dân trong nước tới những hiểu biết sai lệch tai hại về hệ thống vũ khí Liên Xô trước đây và Nga hiện nay.

Tìm hiểu kiến thức về vũ khí trang bị nói chung, máy bay tiêm kích Mig-31 nói riêng không những đáp ứng sở thích quan tâm tới các vấn đề khoa học quân sự của số đông, mà còn giúp độc giả có cách tiếp cận đúng về các hệ thống vũ khí trên thế giới, qua đó có cái nhìn khách quan, chính xác về mọi động thái trang bị hoặc triển khai vũ khí, khí tài của quân đội các nước có lợi ích liên quan tới Việt Nam.

Khái niệm

Máy bay tiêm kích chiến lược Mig-31 là một hệ thống vũ khí đường không được thiết kế chuyên biệt cho các nhiệm vụ phòng thủ và tấn công chiến lược thuộc lực lượng tiêm kích phòng không Liên xô và Nga nhằm đáp lại nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân tầm xa mang phóng từ lực lượng máy bay tấn công chiến lược và các hệ thống vũ khí tấn công hạt nhân từ quĩ đạo thấp của Không quân Mĩ.


Chống máy bay tấn công chiến lược mang tên lửa hành trình hạt nhân tầm xa – nhiệm vụ chiến lược thứ nhất của hệ thống Mig-31


Máy bay B-52H mang tên lửa hành trình tầm xa AGM-86B ALCM tiến hành phi vụ tuần phòng hạt nhân (Photo of FAS)

Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được Huy-B52HAGM86B



Cuối những năm 1950, Không quân Mĩ đã phát triển và từng bước đưa vào trang bị các loại tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình mang đầu nổ hạt nhân mang phóng từ máy bay tấn công chiến lược nhằm vào các mục tiêu trọng yếu trên lãnh thổ Liên xô. Trong số các dự án phát triển vũ khí hạt nhân của Không quân Mĩ có thể kể tới các dự án phát triển 2 loại tên lửa sau: Tên lửa hành trình phóng từ máy bay tấn công tầm xa GAM-77/AGM-28 Hound Dog (phát triển từ năm 1956, hoàn tất thử nghiệm vào năm 1959, trang bị từ năm 1960) và Tên lửa đường đạn phóng từ máy bay tấn công tầm xa GAM-87/AGM-48 Skybolt (phát triển từ năm 1958, hoàn tất thử nghiệm vào năm 1962, trang bị hạn chế trong năm 1963). Đáng chú ý là các loại tên lửa trên được trang bị cho máy bay ném bom chiến lược B-52G hoặc B-52H thường xuyên bay tuần phòng hạt nhân quanh lãnh thổ Liên xô, có thể được phóng khi máy bay cách mục tiêu tấn công từ 1100km đối với loại GAM-77 và 1850km đối với loại GAM-87.


Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được AGM-28 Hound Dog treo dưới cánh máy bay ném bom chiến lược B-52G (Photo of USAF)



Tên lửa đường đạn GAM-87/AGM-48 Skybolt chờ gắn lên cánh máy bay B-52G (Photo of USAF)

Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được Huy-GAM87


Trong thập niên 1960-1970, Không quân Mĩ phát triển loại tên lửa tấn công tầm ngắn mang đầu nổ hạt nhân phóng từ máy bay AGM-69 SRAM (phát triển từ năm 1964, hoàn tất thử nghiệm năm 1971, trang bị từ năm 1972) thay thế GAM-77 và GAM-87 để trang bị cho lực lượng máy bay tấn công chiến lược B-52G/H và FB-111A. Dù tầm phóng ngắn (55km khi được phóng từ độ cao thấp và 160km khi được phóng trên cao) nhưng tên lửa AGM-69 tỏ ra rất nguy hiểm nhờ khả năng tự dẫn chính xác khi đi kèm máy bay tấn công chiến lược tầng thấp FB-111A hay máy bay tấn công chiến lược tầng cao B-52G/H.



Tên lửa tấn công hạt nhân tầm ngắn AGM-69 SRAM gắn trên ổ xoay trong khoang bom của máy bay B-52 (Photo of USAF)



Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được Huy-SRAM69


Như vậy, nhiệm vụ của hệ thống Mig-31 là phải phát hiện và bắn hạ máy bay tấn công chiến lược mang tên lửa hành trình đang tuần phòng hạt nhân của Mĩ trước khi chúng kịp tới khu vực phóng tên lửa.

Chống hệ thống vũ khí tấn công chiến lược từ quĩ đạo thấp – nhiệm vụ chiến lược thứ 2 của hệ thống Mig-31

Bên cạnh nỗ lực phát triển và trang bị các loại tên lửa hành trình mang đầu nổ hạt nhân mang phóng từ máy bay nêu trên, Mĩ tiếp tục phát động cuộc đua vũ trang không gian bằng chương trình phát triển hệ thống vận chuyển không gian lưỡng dụng Space Transportation System (STS), hay còn gọi là Chương trình Tàu con thoi từ đầu năm 1972 và đưa vào sử dụng từ năm 1981. Theo thiết kế, STS gồm hệ thống các tàu không gian có thể tái sử dụng được phóng từ các bệ phóng di động, dùng để vận chuyển vệ tinh và các khí tài không gian lên quĩ đạo thấp của Trái đất, rồi trở về căn cứ chỉ định theo cách thức hạ cánh thông thường của máy bay. Trong con mắt của các nhà chiến lược quân sự Liên xô, STS chính là một cấu phần của hệ thống vũ khí tấn công chiến lược có tính chất tương tự hệ thống vũ khí tấn công từ quĩ đạo thấp Fractional Orbital Bombardment System (FOBS) do Liên xô phát triển từ thập niên 1960.

Tàu con thoi thuộc Hệ thống vận chuyển không gian STS của Mĩ được coi là một cấu phần của Hệ thống vũ khí tấn công từ quĩ đạo thấp (Photo of NASA)

Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được Huyp-sts




Như vậy, nhiệm vụ của hệ thống Mig-31 là kết hợp với các hệ thống cảnh giới, theo dõi không gian và vũ khí chống vệ tinh quĩ đạo thấp bố trí trên mặt đất (hệ thống vũ khí năng lượng định hướng hay chùm hạt) và trong không gian (hệ thống máy phóng mìn hạt nhân) phát hiện, đeo bám và phóng tên lửa chống vệ tinh nhằm vô hiệu các cấu phần thuộc hệ thống vũ khí tấn công từ quĩ đạo thấp của Mĩ.

Mang phóng tên lửa đẩy vệ tinh lưỡng dụng vào không gian – nhiệm vụ chiến lược thứ 3 của hệ thống Mig-31

Phóng tên lửa đẩy mang vệ tinh hay khí tài quân sự vào không gian từ hệ thống phóng cơ động có các ưu nhược điểm nhất định so với hệ thống phóng cố định từ bãi phóng. Đối với hệ thống phóng cơ động trên máy bay, các ưu điểm so với hệ thống phóng cố định bao gồm: nâng cao khả năng bảo toàn năng lực phóng trước đòn tấn công hủy diệt của đối phương nhằm vào cơ sở phóng; giảm nguy cơ bị hệ thống tình báo mặt đất và không gian của đối phương theo dõi và giám sát quá trình phóng; tùy chọn vị trí kinh tuyến của điểm phóng để đưa vệ tinh hay thiết bị quân sự không gian vào các quĩ đạo có độ cao và góc nghiêng khác nhau. Hệ thống tên lửa đẩy lưỡng dụng phóng từ máy bay có thể dùng vào việc phóng vệ tinh và thiết bị không gian, cũng như dùng vào việc phóng các vũ khí tấn công từ quĩ đạo thấp FOBS.

Mô hình Hệ thống phóng cơ động Mig-31I và tên lửa đẩy Ishim (Photo of [You must be registered and logged in to see this link.]



Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được Huy-Mig31ICái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được Huy-Isim

Như vậy, nhiệm vụ của hệ thống Mig-31 là sử dụng năng lực mang phóng tên lửa đẩy lưỡng dụng đưa vệ tinh, vũ khí và khí tài quân sự vào không gian để cùng các cấu phần khác của bộ đội tên lửa chiến lược và vũ trụ của Liên xô tạo thành năng lực răn đe tấn công chiến lược.

Việc tiếp cận hệ thống Mig-31 theo khái niệm hệ thống vũ khí chiến lược thay vì chiến thuật cho phép làm rõ và giải thích hàng loạt vấn đề về nhiệm vụ, trang bị, triển khai, chiến thuật, kĩ thuật hàng không (cơ khí hàng không, khí tài và điện tử hàng không, vũ khí hàng không) liên quan tới loại máy bay này. Đây là nội dung mấu chốt thường khiến các học giả nghiệp dư trong và ngoài nước nhầm lẫn khi tiếp cận, phân tích và so sánh hệ thống vũ khí Liên xô.
pkt_zz
pkt_zz
THƯỢNG TƯỚNG V
THƯỢNG TƯỚNG V

Tổng số bài gửi : 1029
Join date : 15/12/2009
Age : 32
Đến từ : MẠC XÁ-QUANG PHỤC

https://lop12a5thpttk-0609.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được Empty Re: Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS thế giới tổng hợp được

Bài gửi by pkt_zz 13/1/2010, 5:56 am

Việc tiếp cận hệ thống Mig-31 theo khái niệm hệ thống vũ khí chiến lược thay vì chiến thuật nêu ở phần trước cho phép làm rõ và giải thích hàng loạt vấn đề về nhiệm vụ, trang bị, triển khai, chiến thuật, kĩ thuật hàng không (cơ khí hàng không, khí tài và điện tử hàng không, vũ khí hàng không) liên quan tới loại máy bay này. Mục dưới đây trình bày cách phân loại hệ thống Mig-31 trong mối quan hệ với việc phân loại máy bay tiêm kích phòng không Liên xô và Nga, với quá trình hợp nhất lực lượng tiêm kích phòng không và không quân, cũng như với quá trình chuyên biệt nhiệm vụ phòng thủ tên lửa và phòng thủ không gian nhằm làm rõ tính kế thừa, thay thế và phát triển của hệ thống vũ khí này.

Phân loại hệ thống Mig-31

Hệ thống Mig-31 tùy thuộc nhiệm vụ chiến lược được phân loại thành 2 phân hệ vũ khí chuyên biệt là Hệ thống máy bay tiêm kích đánh chặn mang tên lửa tuần phòng chiến đấu đối không tầm xa (Дальний барражирующий истребитель-перехватчик ракетоносец) và Hệ thống máy bay tiêm kích mang vũ khí không gian và chống vũ khí không gian (Истребитель-перехватчик военных космических аппаратов).

Hệ thống Mig-31 trong phân hệ máy bay thuộc lực lượng tiêm kích phòng không IA-PVO (Истребительная авиация - Противовоздушная оборона) của Liên xô và Nga

Lực lượng tiêm kích phòng không của Liên xô và Nga được phân chia theo nhiệm vụ thành các chủng loại máy bay tiêm kích phòng không chuyên biệt phù hợp với tầm và tầng phòng thủ đường không, trong đó tầm phòng thủ đường không là yếu tố chủ đạo trong phân định chủng loại máy bay. Các loại máy bay tiêm kích phòng không bao gồm: Máy bay tiêm kích đánh chặn phòng thủ điểm (Истребитель-перехватчик), Máy bay tiêm kích đánh chặn tuần phòng chiến đấu đối không (Барражирующий истребитель-перехватчик), Máy bay tiêm kích đánh chặn tuần phòng chiến đấu đối không tầm xa (Дальний барражирующий истребитель-перехватчик) và Máy bay tiêm kích đánh chặn vũ khí không gian (Истребитель-перехватчик военных космических аппаратов).

Máy bay tiêm kích đánh chặn phòng thủ điểm là loại máy bay tiêm kích phòng không có tầm hoạt động cách sân bay căn cứ và mục tiêu bảo vệ tối đa tới 1500km. Đặc trưng thứ nhất của nhóm máy bay tiêm kích này là có thể dùng chung chủng loại máy bay tiêm kích tiền phương (Фронтовой истребитель), nhưng có điều chỉnh hệ vũ khí, khí tài chuyên biệt hoá cho nhiệm vụ phòng không nên thường có đuôi P (перехватчик) sau tên chủng loại máy bay. Đặc trưng thứ hai của nhóm này là chỉ xuất kích khi có báo động phòng không và hoạt động chặt chẽ theo dẫn đường mặt đất. Nhiệm vụ của loại tiêm kích này là kết hợp với phòng không mặt đất bắn hạ mọi loại phương tiện bay xâm phạm không phận bảo vệ. Các máy bay tiêm kích phòng không thuộc nhóm này gồm: Mig-19P++, Mig-21P++, Mig-21M++, Mig-23P/M++, Su-9, Su-11, Su-15T++, Mig-29S++.

Máy bay tiêm kích đánh chặn Mig-23MLD thuộc nhóm Истребитель-перехватчик (Photo of [You must be registered and logged in to see this link.]

Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được HuyP-Mig23MLD


Máy bay tiêm kích đánh chặn tuần phòng chiến đấu đối không là loại máy bay tiêm kích phòng không có tầm hoạt động cách sân bay căn cứ và mục tiêu bảo vệ tối đa tới 2500km. Đặc trưng của nhóm tiêm kích phòng không này là duy trì khả năng hoạt động trên không tương đối dài và khả năng tự lùng sục, đeo bám và bắn hạ mục tiêu mà không hoàn toàn lệ thuộc vào dẫn đường mặt đất. Nhóm tiêm kích này lại được phân thành ngành tiêm kích cao tầng dùng chặn bắt, bắn hạ máy bay do thám hay tấn công tầng cao, ngành tiêm kích thấp tầng dùng lùng sục, đeo bám và bắn hạ tên lửa hành trình hoặc máy bay tấn công đột kích tầng thấp của đối phương và ngành tiêm kích đa nhiệm tấn công, tiêu diệt cả mục tiêu lẫn lực lượng tiêm kích hộ tống của đối phương. Các máy bay tiêm kích phòng không thuộc nhóm này gồm: Yak-25++, Yak-27++, Yak-28 (tầng thấp), Mig-25P++ (tầng cao), Su-27P++, Su-27SM, Su-30, Su-35.

Máy bay tiêm kích đánh chặn tầng thấp Yak-28P thuộc nhóm Барражирующий истребитель-перехватчик (Photo of [You must be registered and logged in to see this link.]


Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được HuyP-Yak28P
Máy bay tiêm kích đánh chặn tuần phòng chiến đấu đối không tầm xa là loại máy bay tiêm kích phòng không có tầm hoạt động cách sân bay căn cứ hoặc mục tiêu bảo vệ từ 2500km trở ra. Đặc trưng của nhóm tiêm kích phòng không này là duy trì khả năng tuần phòng trên không lâu dài và hoạt động không lệ thuộc vào dẫn đường mặt đất. Nhóm tiêm kích này có nhiệm vụ chủ yếu là xuất kích tuần phòng ngăn chặn, phòng ngừa máy bay tấn công chiến lược bay tuần phòng hạt nhân của đối phương, hoặc bắn hạ máy bay tấn công chiến lược của đối phương khi chúng vẫn còn ngoài tầm phóng tên lửa hành trình mang đầu nổ hạt nhân. Các máy bay tiêm kích phòng không thuộc nhóm này gồm: Tu-128 và Mig-31.

Máy bay tiêm kích đánh chặn Tu-128 thuộc nhóm Дальний барражирующий истребитель-перехватчик (Photo of [You must be registered and logged in to see this link.]

Cái đất này cho anh em trình bày lòng yêu nước và KTQS  thế giới tổng hợp được HuyP-Tu128
Máy bay tiêm kích đánh chặn vũ khí không gian là một khái niệm hệ thống vũ khí mới xuất hiện trong giai đoạn phát triển hệ thống Mig-31. Nhiệm vụ của máy bay tiêm kích loại này là mang phóng tên lửa chống vệ tinh và hệ thống vũ khí không gian của đối phương.

Như vậy, việc phân công phòng không nhiều tầng, nhiều lớp giữa các nhóm máy bay tiêm kích phòng không cho thấy vị trí của hệ thống Mig-31 trong nhóm máy bay tiêm kích đánh chặn tuần phòng chiến đấu đối không tầm xa. Hệ thống tiêm kích đánh chặn Mig-31 là sự kế thừa và phát triển các yếu tố kĩ chiến thuật của các hệ thống tiêm kích đánh chặn Mig-25, Yak-28 và Tu-128. Từ năm 1981 tới nay, Mig-31 trực tiếp thay thế và chủ yếu đảm nhiệm nhiệm vụ của máy bay tiêm kích đánh chặn Tu-128 trong các đơn vị tiêm kích phòng không chiến lược ở tầm xa, đồng thời thay thế và đảm nhiệm nhiệm vụ của máy bay tiêm kích đánh chặn cao tầng Mig-25 và tiêm kích đánh chặn thấp tầng Yak-28 trong các đơn vị tiêm kích phòng không vòng ngoài.
pkt_zz
pkt_zz
THƯỢNG TƯỚNG V
THƯỢNG TƯỚNG V

Tổng số bài gửi : 1029
Join date : 15/12/2009
Age : 32
Đến từ : MẠC XÁ-QUANG PHỤC

https://lop12a5thpttk-0609.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết